Hướng dẫn ôn tập HK II Môn: Hoá học 8 Năm học: 2020-2021

 





PHẦN 1: LÝ THUYẾT

Câu 1:

 a/ Nêu khái niệm về bazơ ? Cho ví dụ  minh họa và gọi tên ?   

-         Gợi ý trả lời: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)

-         Ví dụ minh họa: NaOH : Natri hiđroxit

Al(OH)3  : Nhôm hiđroxit

Fe(OH)2  : sắt (II) hiđroxit

Fe(OH)3 :  sắt (III) hiđroxit

 b/ Nêu khái niệm về axit ? Cho ví dụ minh họa và gọi tên ?

-         Gợi ý trả lời: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ minh họa: HCl: axit clohidric

H2SO4 : axit sunfuric.

H2SO3 : axit sunfurơ

H2CO3 : axit cacbonic.

H3PO4: axit photphoric.

Câu 2: 

a/ Nêu khái niệm về oxit ? có mấy loại oxit? Cho ví dụ mỗi loại và gọi tên?       

- Gợi ý trả lời: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi

- Có hai loại oxit:

     + oxit axit: SO2 : Lưu huỳnh đioxit;

                        SO3: Lưu huỳnh trioxit;

                        P2O5: điphotpho pentaoxit,…

     + oxit bazơ: Na2O: Natri oxit;

                          FeO: sắt (II) oxit;

                          Fe2O3: sắt (III) oxit

b/ Nêu khái niệm về muối ?  Cho ví dụ minh họa và gọi tên?         

- Gợi ý trả lời: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

- Ví dụ: NaCl: Natriclorua; CaCO3: Canxi cacbonat;  Fe(NO3)3: sắt (III) nitrat

NaHCO3: Natri hiđrocacbonat; KHSO4: Kali hiđrosunfat

Câu 3:  a/ Hãy viết công thức tính nồng độ phần trăm? (Biết áp dụng công thức vào bài tập)

-         Gợi ý trả lời: công thức tính nồng độ phần trăm: C% = . 100%

 

 - Biết áp dụng công thức vào bài tập đơn giản (tương tự như VD SGK)

     b/ Hãy viết công thức tính nồng độ mol? ( Biết áp dụng công thức vào bài tập )

- Gợi ý trả lời: công thức tính nồng độ mol: CM =

- Biết áp dụng công thức vào bài tập đơn giản (tương tự như VD SGK)

Câu 4: Thế nào là phản ứng thế ? Viết phương trình hóa học minh họa.

-         Gợi ý trả lời: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

-         VD:  phương trình hóa học minh họa:

Zn + 2HCl             ZnCl2 + H2

Fe  +  CuCl2               FeCl2  + Cu

Câu 5:  Thế nào là phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình hóa học minh họa. 

- Gợi ý trả lời: phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

- VD: Phương trình hóa học minh họa:

     2 KClO3     t0     2 KCl   + 3 O2

      CaCO3       t0        CaO  + CO2

     2 KMnO4      t0     K2MnO4  + O2  + MnO2

Câu 6:  Trình bày phương pháp điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hóa học minh họa ?

- Gợi ý trả lời: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.

-Có 2 cách thu khí oxi:

+ Đẩy nước.

+ Đẩy không khí.

2 KClO3     t0     2 KCl   + 3 O2

2 KMnO4      t0     K2MnO4  + O2  + MnO2

Câu 7: Trình bày tính chất hóa học của khí oxi? Viết PTHH minh họa ?

t0

 
+Tác dụng với phi kim:

PTHH minh họa: S   +       O2            SO2  

t0

 
+Tác dụng với kim loại:

PTHH minh họa: 3Fe  + 2O2              Fe3O4

t0

 
+Tác dụng với hợp chất:       

PTHH:           CH4  + 2O2                CO2    + 2H2O

Câu 8: Trình bày tính chất hóa học của khí hiđro? Viết PTHH minh họa ?

t0

 
+Tác dụng với oxi:

PTHH minh họa: 2H2 + O2            2H2O

t0

 
+Tác dụng với 1 số oxit kim loại:

PTHH minh họa:    H2   +   CuO            Cu   +   H2O

Câu 9: Trình bày tính chất hóa học của nước ? Viết PTHH minh họa ?

+Tác dụng với kim loại mạnh (như: K, Na,..):

PTHH minh họa: 2Na + 2H2O               2NaOH + H2­

+Tác dụng với 1 số oxit bazơ:

PTHH minh họa: CaO + H2O             Ca(OH)2.

+Tác dụng với oxit axit:

PTHH minh họa: SO3 + H2O               H2SO4

Câu 10: Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành? (gợi ý: Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật,… Bảo vệ không khí trong lành: trồng nhiều cây xanh, có ý thức bảo vệ môi trường,…….).

Câu 11: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?

(gợi ý: vận dụng các biện pháp dập tắt sự cháy và kiến thức thực tế về tính chất của xăng dầu để giải thích).

   PHẦN 2: DẠNG BÀI TẬP

 Câu 1:   a/ Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các chất khí sau: oxi, không khí và hidro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?

    b/ Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch không màu sau: KCl, H2SO4, NaOH.

   Gợi ý:     

a./

-          Đánh dấu thứ tự mỗi lọ,..

-         Đưa đóm than hồng vào 3 mẩu. Mẩu nào làm đóm than hồng bùng cháy là khí oxi, còn lại là hiđro và không khí

-        

t0

 
Đem đốt 2 mẩu còn lại, mẩu nào cháy với ngọn lửa màu xanh chính là H2. Còn lại là không khí

                                      PT: 2H2 + O2                2H2O

( nhận biết bằng que đóm đang cháy hoặc cách khác đúng vẫn được)

          b/  - đánh dấu thứ tự mỗi lọ,..

- Nhỏ các dung dịch trên lên giấy quỳ tím, quan sát hiện tượng.

- Quỳ tím biến đổi thành màu đỏ là dd H2SO4; Quỳ tím biến đổi thành màu xanh  là dd NaOH; Quỳ tím không đổi màu dd KCl

( nhận biết cách khác đúng vẫn được)

Câu 2:

a/ Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây : 

-  HCl : Axit clohiđric ; H2SO4: Axit sunfuric ;

- Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit ; NaOH: Natri hiđroxit;  

- NaHCO3: Natri hiđrocacbonat; FeCl2: sắt (II) clorua;

- SO2: Lưu huỳnh đioxit ; FeO: Sắt (II) oxit

b/Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây :

    Đồng (II) clorua ; Kali nitrat ; sắt(III)sunfat ; magie hiđrocacbonat.

Gợi ý trả lời:

Đồng (II) clorua: CuCl2 ; Kali nitrat: KNO3 ; sắt(III)sunfat: Fe2(SO4)3 ; magie hiđrocacbonat: Mg(HCO3)2

Câu 3: Hãy lập phương trình hóa học cho các sơ đồ phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?

t0

 
          a/  N2O5       +  H2O              HNO3

t0

 
          b/  Na   +  O2                      Na2O

t0

 
          c/   Cu(OH)2                 CuO  +  H2O

          d/   Fe (OH)3                   Fe2O3    +   H2O

          e/   Al  +  CuCl 2                 AlCl3   +    Cu    

          f/   Al  +  HCl                  AlCl3   +    H2

- Gợi ý trả lời:

t0

 
 a/  N2O5       +  H2O                  2HNO3  (phản ứng hóa hợp)

b/  4 Na   +  O2                     2 Na2O  (phản ứng hóa hợp)

t0

 
          c/   Cu(OH)2                 CuO  +  H2O (phản ứng phân hủy)

          d/ 2 Fe (OH)3        t0       Fe2O3    + 3 H2O (phản ứng phân hủy)

          e/  2 Al  + 3 CuCl 2                2 AlCl3   +   3 Cu (phản ứng thế)

          f/   2Al  + 6  HCl                 2 AlCl3   +  3  H2    (phản ứng thế)

                    ( cân bằng với hệ số là phân số nếu đúng vẫn được)

Câu 4: Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của H2 với các chất: O2, Fe2O3, PbO. Ghi rõ điều kiện phản ứng và cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?

Câu 5: Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, người ta dùng 5,6 g sắt

tác dụng với dung dịch axit clohđric (dư).

a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra?

b/ Tính thể tích khí hiđro (đktc) thu được?

c/ Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng?

Hướng dẫn trả lời:

- Số mol sắt phản ứng  n=5,6/56= 0,1 mol

a/          Fe    +     2HCl à FeCl2 + H2

             1mol       2mol                   1mol

             0,1mol à0,2mol        à0,1 mol

b/ thể tích khí hiđro (đktc) thu được:

VH2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (l)

c/ khối lượng axit clohiđric cần dùng:

mHCl  = 0,2 .  36,5 = 7,3 (g)( tính cách khác đúng vẫn được)

Câu 6: Cho 7,8 gam kali vào nước ( dư).

a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra

b/ Tính thể tích khí hiđro (đktc) thu được?

c/ Tính khối lượng kali hiđroxit thu được sau phản ứng?

Hướng dẫn trả lời:

a/ Số mol kali  phản ứng : nK =7,8/39= 0,2 mol

          2K    +  2 H2O   à   2 KOH    +   H2

                2mol                     2mol           1 mol

          0,2mol              à0,2mol       à0,1mol

b/ Tính thể tích khí hiđro (đktc) thu được:

VH2  = 0,1 .  22,4 = 2,24 (l)

c/ khối lượng kali hiđroxit thu được sau phản ứng

mKOH = 0,2 .  56 = 11,2 (g) ( tính cách khác đúng vẫn được)

Câu 7:

Đốt cháy hoàn toàn  9,6g lưu huỳnh trong khí oxi tạo ra khí lưu huỳnh đioxit.

a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.

b/ Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng.

c/ Để điều chế lượng khí oxi trên, người ta cần phải phân hủy bao nhiêu gam kaliclorat ?

Hướng dẫn trả lời:

-Số mol S  phản ứng : nS = 9,6/32 = 0,3 mol.

t0

 
a/  S    +     O2                  SO2

 0,3mol       0,3mol

b/ thể tích khí oxi (đktc) cần dùng: VO2 = 0,3 .  22,4= 6,72 (l)

c/   2 KClO3     t0     2 KCl   + 3 O2

    2mol                                3mol

   0,2 mol  ß                      0,3 mol

Theo PTHH ta có: nKClO3 =  0,2 mol

Khối lượng của kaliclorat cần phải phân hủy để điều chế lượng khí oxi trên là:

 mKClO3  = 0,2 . (39+35,5+48)=24,5 (g)       

( tính cách khác đúng vẫn được)

GV lưu ý: Phần bài tập trên chỉ là các dạng ví dụ để  tham khảo


CÁC EM VÀO ĐÂY LÀM KIÊM TRA  ONLINE CLICK Ở ĐÂY


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

GIÁM KHẢO NHÓM SINH HỌC 1

Ôn tập kiến thức bằng phương pháp làm bài tập online